Đăng bởi

Công thức đổi 1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm chính xác nhất

Trong cuộc sống hàng ngày, phim ảnh, hay báo đài chắc chắn bạn thường hay nghe thấy thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ. Vậy bạn có biết được 1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm, hay công thức tính như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này của where-can-i-live.com để được giải đáp cụ thể nhé.

I. Thập kỷ là gì?

1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm
Thập kỷ là đơn vị đo thời gian
Theo giải thích trên Wikipedia, thập kỷ là mốc thời gian chỉ 10 năm. Còn theo Từ điển Hán Việt, thập kỷ là từ ghép Hán Việt, bao gồm 2 từ đơn là thập và kỷ. Theo học giả Đào Duy Anh, từ kỷ có nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có từ kỷ được dùng để chỉ thời gian, gồm có 2 nghĩa là “một năm” và “12 năm”. Trong khi đó, thập có nghĩa là “mười”. Như vậy, nếu dùng thập kỷ thì có thể hiểu theo hai nghĩa là 10 năm hoặc 120 năm.
Bên cạnh đó, theo từ điển tiếng Việt của NXB. Đà Nẵng, thập kỷ thức là khoảng thời gian 10 năm của một thế kỷ, được tính từ năm đầu của thế kỷ trở đi. Ví dụ, thập kỷ 70 của thế XX, tức là từ năm 1970 đến năm 1980. Cũng trong cuốn từ điển này, kỷ còn được hiểu là khoảng thời gian 12 năm. Như vậy, với Từ điển Tiếng Việt, thập kỷ cũng được hiểu là 10 năm hoặc 120 năm.
Ngoài ra, người Việt còn dùng thập niên để chỉ thời gian là 10 năm tính từ thời điểm nói. Ví dụ, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới vào những năm cuối của thập niên 90, thế kỷ XX; cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn 2 thập niên…
Tóm lại, nếu theo từ điển tiếng Việt thì thập kỷ có rất nhiều nghĩa, không xác định cụ thể về thời gian. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải nghĩa thập kỷ theo cách tính là mốc thời gian 10 năm thông thường.

II. Cách đổi 1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm?

1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm
1 thập kỷ bằng với 10 năm
Thập kỷ hay còn được gọi là thập niên kỷ, tức là chỉ khoảng thời gian kéo dài 10 năm. Hiện có 2 quan điểm về cách tính thập kỷ, cụ thể như sau:
  • Quan điểm thứ nhất cho rằng, 1 thập kỷ sẽ bắt đầu từ những năm có số cuối cùng là 0 và kết thúc ở những năm có số cuối là 9. Ví dụ, thập niên 80 của thế kỷ XX sẽ được bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1989. Phương pháp này được gọi là từ 0-9 và sử dụng rộng rãi.
  • Quan điểm thứ 2 cho rằng, 1 thập kỷ sẽ bắt đầu từ những năm có số cuối cùng là 1 và kết thúc vào những năm có số cuối là 0. Ví dụ, cũng là thập niên 80 của thế kỷ XX nhưng sẽ được tính từ năm 1981 cho tới năm 1980. Phương pháp này được gọi là từ 1 đến 0, đây là cách tiếp cận hiếm hoi kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên lịch AD.
Theo một cuộc thăm dò từ YouGov, khi tiến hành hỏi 13582 người Mỹ trưởng thành, liệu thập kỷ tiếp theo sẽ bắt đầu từ năm 2020 hay 2021. Kết quả cuộc thăm dò này cho thấy 64% trả lời rằng thập kỷ tiếp theo sẽ bắt đầu từ năm 2020 và kết thúc tại năm 2029 (quan điểm 1, từ 0 đến 9), 17 % cho rằng thập kỷ tiếp theo bắt đầu từ năm 2021 và kết thúc vào năm 2030 (quan điểm 2, từ 1 đến 0).
Như vậy có thể thấy, năm 2020 có phải là thập kỷ mới hay không còn phụ thuộc vào từng quan điểm, phương pháp tính khác nhau.

III. Cách đổi thập kỷ sang những đơn vị thời gian khác trong năm

Bên cạnh việc biết được cách tính 1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những công thức để tính 1 thập kỷ có bao nhiêu quý, tháng, ngày…

1. 1 thập kỷ bằng bao nhiêu quý?

Theo như quy ước chung, 1 năm có 4 quý và 1 thập kỷ tương đương với 10 năm. Ta có: 10 x 4 = 40 quý. Như vậy 1 thập kỷ sẽ có 40 quý.
Từ đó ta có công thức, ta sẽ có công thức: Số quy của N thập kỷ = N x 40 quý.

2. 1 thập kỷ là bao nhiêu tháng?

1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm
Số tháng của 1 thập kỷ là 120 tháng
Chúng ta đều biết rằng, 1 năm có 12 tháng, 1 thập kỷ là 10 năm. Ta có, 1 thập kỷ = 10 x12 = 12 tháng. Như vậy 1 thập kỷ tương đương với 120 tháng.
Từ đó, ta có công thức chung như sau: Số tháng N thập kỷ = N x 120 tháng.

3. 1 thập kỷ bao nhiêu tuần?

Năm nhuận sẽ có 52 tuần dư 2 ngày. Như vậy 2 năm nhuận sẽ có 104 tuần dư 4 ngày.
Năm không nhuận sẽ có 52 tuần dư 1 ngày. Vậy tổng số tuần của 8 năm không nhuận sẽ là 417 tuần dư 1 ngày.
Ta có, 1 thập kỷ = 104 + 417 + (4 + 1)/7 = 5212. Như vậy, 1 thập kỷ bằng 521 tuần dư 5 ngày.
Từ đó, ta có công thức chung: Số tuần N thập kỷ = N x 521.5 tuần.

4. 1 thập kỷ bao nhiêu ngày?

1 thập kỷ
1 thập kỷ sẽ có 3.652 ngày
Chúng ta đều biết rằng, năm không nhuận có 365 ngày. Như vậy 8 năm không nhuận có 2.920 ngày.
Năm nhuận có 366 ngày, Vậy số ngày của 2 năm nhuận là 732 ngày.
Ta có 1 thập kỷ = 1.920 + 732 = 3.652 ngày. Như vậy 1 thập kỷ sẽ có 3.652 ngày.
Từ đó, ta có công thức: Số ngày N thập kỷ = N x 3.652 ngày.

IV. 1 thế kỷ, thiên niên kỷ bằng bao nhiêu năm?

1. Cách tính thế kỷ

Như đã chia sẻ trong bài viết 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm, thì đây là đơn vị đo thời gian kéo dài 100 năm. Theo dương lịch, thế kỷ 1 sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 100; thế kỷ thứ 2 sẽ từ năm 101 đến năm 200….
Như vậy, ta có công thức chung như sau: thế kỷ N = 100 x N -99

2. Cách tính thiên niên kỷ

Thiên niên kỷ
Thiên niên kỷ là khoảng thời 1000 năm
Theo dương lịch, thiên niên kỷ bằng 1000 năm. Hiện nay có 3 quan điểm tính thiên niên kỷ chủ yếu như sau:
  • Quan điểm thứ 1: Thiên niên kỷ được tính từ năm A001 đến B002:
Với quan điểm này, người ta cho rằng không có năm 0, tức là A000 không được tính là 1 năm. Tức là, thiên niên kỷ thứ nhất sẽ tính từ năm 1 đến năm 1001, thiên niên kỷ thứ 2 sẽ tính từ năm 1002 đến năm 2002…
  • Quan điểm thứ 2: Thiên niên kỷ sẽ được tính từ năm A000 đến B999:
Theo quan điểm này, 1 thiên niên kỷ sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm A000 cho đến ngày 31 tháng 12 năm B999. Ví dụ, từ năm 1000 đến 1999 được gọi là thiên niên kỷ 1000, từ 2000 đến 2999 được gọi là thiên niên kỷ 2000.
  • Quan điểm thứ 3: Thiên niên kỷ được tính từ A001 đến B000:
Theo đó, 1 thiên niên kỷ sẽ được tính từ ngày 1 tháng 1 năm A001 đến ngày 31 tháng 12 năm B000. Điều này có nghĩa là, thiên niên kỷ 1 sẽ bắt đầu từ năm 1 sau công nguyên đến năm 1000 sau công nguyên; thiên niên kỷ thứ 2 sẽ bắt đầu từ năm 1001 đến năm 2000….
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc 1 thập kỷ bằng bao nhiêu năm. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc những bài viết hấp dẫn hơn nhé.