Tỏi từ lâu đã được xem là bài thuốc dân gian, còn rượu có tính sát trùng tốt. Sự kết hợp của hai thành phần này lại với nhau đã mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy tác dụng chính xác của rượu tỏi là gì, cách ngâm ra sao cho đúng? Cùng where-can-i-live chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
I. Nguồn gốc của rượu tỏi
Để hiểu rõ hơn những tác dụng của rượu tỏi, chúng ra cùng tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc của loại rượu này.
Rượu tỏi có nguồn gốc từ Ai Cập. Được biết vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Ai Cập là vùng đất nghèo nàn với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thế nhưng người dân nơi đây lại có sức khỏe tốt, tuổi thọ trung bình cao.
Chính vị vậy, tổ chức Y tế thế giới WHO đã cử các chuyên gia đến đây để nghiên cứu, làm rõ vấn đề này. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra mỗi gia đình tại Ai Cập đều có bình rượu tỏi, họ sử dụng mỗi ngày để điều trị chứng trào ngược dạ dày, bệnh trĩ…
Từ đó, rượu tỏi đã được đưa vào nghiên cứu và các chuyên gia sức khỏe đã nhận thấy trong loại rượu này có nhiều thành phần giúp chữa và phòng trị nhiều bệnh lý khác nhau.
II. Những tác dụng của rượu tỏi với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền, tỏi thường được dùng để sát khuẩn, giải độc, giải nhiệt… Chính vì vậy, đây là nguyên liệu được sử dụng như một bài thuộc từ lâu, chính vì thế rượu tỏi cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.
1. Chữa bệnh viêm khớp
Trong tỏi có các hoạt chất chống và giảm viêm nên khi được ngâm với rượu cũng có tính sát khuẩn nên những hoạt chất có trong tỏi được phát huy hiệu quả. Tác dụng của rượu tỏi chính là chữa vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp, đau khớp…
2. Hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp
Sử dụng rượu tỏi còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vào khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên rượu tỏi sẽ ngăn chặn và tiêu diệt những yếu tố có hại cho sức khỏe như khói bụi, vi khuẩn, virus… Đây đều là những tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phổi…
3. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Tỏi chứa nhiều hoạt chất tốt giúp điều trị các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… Vậy nên, nếu sử dụng rượu tỏi đúng liều lượng mỗi ngày, bạn có thể phòng chống các bệnh về tim mạch hiệu quả.
4. Điều trị bệnh viêm xoang
Tác dụng của rượu tỏi là gì? Trong tỏi có những nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, lưu huỳnh giúp tăng sức đề kháng của niêm mạc mũi. Vậy nên, rượu tỏi rất có công hiệu trong việc điều trị bệnh viêm xoang, giảm triệu chứng đau nhức, bít tắc xoang hiệu quả.
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Rượu tỏi có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất nhờ vào các axit amin được lên men tự nhiên trong quá trình ngâm rượu.
Bên cạnh đó, rượu tỏi còn hỗ trợ điều trị chứng ợ chua, khó tiêu hay những bệnh liên quan đến dạ dày.
6. Ngăn ngừa ung thư
Một tác dụng của rượu tỏi nữa mà chúng ta không thể bỏ qua chính là ngăn ngừa ung thư. Trong rượu tỏi có chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của những khối u ác tính.
7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Rượu tỏi còn có tác dụng giải phóng lượng insulin trong máu, giúp giảm lượng đường trong máu, nước tiểu. Vì thế, sử dụng rượu tỏi còn giúp bạn phòng ngừa, điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
8. Ngăn cản huyết khối
Trong rượu tỏi còn có lượng tinh dầu giúp chống kết dính tiểu cầu, qua đó ngăn chặn sự hình thành huyết khối, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
9. Làm giảm mỡ máu
Rượu tỏi con có tác dụng làm giảm mỡ máu bằng cách hấp thu cholesterol xấu qua niêm mạc ruột và giảm lượng cholesterol bám trên thành mạch máu, trong máu. Từ đó giúp ngăn chặn các chứng bệnh như cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đắt thắt vùng ngực.
10. Diệt khuẩn
Tác dụng của rượu tỏi là gì? Rượu tỏi còn có tác dụng diệt khuẩn, kìm khuẩn đối với một số bệnh do các vi khuẩn gây nên như viêm phổi, viêm màng não, thương hàn…
III. Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách
Cách ngâm rượu tỏi khá đơn giản và bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, theo các bước hướng dẫn dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300 gram tỏi, 600ml rượu, chai/hũ thủy tinh.
Bước 1: Tỏi bóc sạch vỏ và thái lát mỏng hoặc giã nhỏ. Sau đó để tỏi bên ngoài khoảng 15 đến 30 phút.
Bước 2: Cho tỏi vào bình/hũ thủy tinh rồi để rượu vào ngập tỏi, đậy nắp lại và ngâm khoảng 10 ngày.
Do tỏi sẽ nổi lên trên bề mặt rượu nên bạn cần phải lắc bình thường xuyên hoặc úp ngược bình để hỗn hợp tỏi rượu đều. Rượu tỏi sẽ đậm màu dần rất đẹp mắt.
Lưu ý khi ngâm rượu tỏi:
Rượu tỏi khi ngâm không đúng cách sẽ khiến tỏi chuyển màu xanh, vì thế khi ngâm rượu tỏi bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên chọn những củ tỏi già để ngâm, không nên chọn tỏi non bởi chứng dễ bị mốc hoặc mọc mầm xanh.
- Nên cắt đôi tỏi để loại bỏ những mầm xanh trước khi ngâm, hoặc thái lát tỏi hoặc giã nhuyễn thì tỏi sẽ không bị ngả xanh, màu rượu tỏi cũng đẹp hơn.
- Nên chọn rượu có nồng độ khoảng 40 đến 45 độ để ngâm rượu.
IV. Lưu ý khi dùng rượu tỏi
Ngoài những tác dụng của rượu tỏi hay lưu ý trong cách ngâm thì bạn cũng cần phải quan tâm đến một số điều sau khi sử dụng rượu tỏi.
- Tỏi là nguyên liệu có mùi nên dù có ngâm với rượu hay chế biến thì cũng khó tránh được mùi. Vì thế nên ăn trái cây kết hợp với đánh răng, giữ vệ sinh răng miệng để khử mùi tỏi hiệu quả.
- Nên kết hợp rượu tỏi và vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý để có tác dụng điều trị bệnh viêm xoang, những bệnh về đường hô hấp hiệu quả hơn.
- Bên cạnh việc dùng rượu tỏi thì bạn cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tránh những loại thực phẩm cay, chất kích thích.
- Những người có vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua thì nên sử dụng rượu tỏi bởi chúng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, do tỏi có tính kích ứng vì thế những người bị xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày hành tá tràng thì không nên dùng rượu tỏi nhiều.
- Một số trường hợp huyết áp cao khi sử dụng rượu tỏi sẽ thấy huyết áp giảm, nhưng sau đó lại tăng. Nguyên dân do tỏi có tính nóng, vì thế cần sử dụng với liều lượng phù hợp.
- Những người mắt yếu, sưng mắt, mắc bệnh gan, thận không nên dùng rượu tỏi. Người đang uống thuốc chống đông máu thì cần hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi dùng rượu tỏi.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên dùng rượu tỏi.
- Có thể dụng rượu tỏi bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng tối nhất là sau khi ăn để tốt cho dạ dày. Uống sau ăn còn giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa các mảng xơ vữa thành mạch, giảm mỡ máu…
- Rượu tỏi ngâm lâu vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, để những tác dụng của rượu tỏi có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng trong khoảng 1 năm, hạn chế để quá lâu.
Tóm lại, rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng dùng đúng. Hy vọng với những thông tin về tác dụng của rượu tỏi trên đây, bạn sẽ biết cách tận dụng loại rượu này trong đời sống, nhưng hãy nhớ không nên lạm dụng nhé.