Cà phê là một trong những đồ uống được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng việc lạm dụng đồ uống này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần. Vậy tác hại của cà phê đối với sức khỏe như thế nào? Hãy cùng where-can-i-live.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tác hại của cà phê khi uống quá nhiều
Cà phê có tác dụng tăng tỉnh táo, kích thích tinh thần. Thế nhưng, nếu uống cà phê quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
1. Gây lo âu, trầm cảm
Việc tiêu thụ quá nhiều caffein có thể gây ra cảm giác bồn chồn, lo âu và căng thẳng. Bên cạnh đó, caffeine còn thúc đẩy hệ thần kinh trung ương khiến bạn luôn lo lắng.
Khi bạn hạn chế việc tiêu thụ caffein thì cảm giác này sẽ biến mất.
2. Không tốt cho thận
Lam dụng cà phê có thể ảnh hướng đến hoạt động của tuyến thượng thận. Khiến chúng phải làm việc quá sức và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, nên việc chúng hoạt động quá nhiều có thể khiến cơ thể bị kiệt sức.
3. Tác hại của cà phê đối với dạ dày
Độ pH trong cà phê khá thấp, vì thế nếu uống quá nhiều khiến lượng axit nạp vào cơ thể nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
Gây ra cảm giác khó tiêu, đau bụng. Đặc biệt, nếu uống cà phê nhiều liên tục có thể gây ra viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
4. Gây ra mất ngủ
Cafein có tác dụng giảm mệt mỏi, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Điều này gây ra mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ có thể khiến da nhăn, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, xuất hiện bọng mắt, quầng thâm mắt. Cùng với đó là da xỉn màu, mụn trứng cá. Có thể nói đây là tác hại của cà phê dễ nhận thấy nhất.
5. Ảnh hưởng đến gan
Theo các kết quả nghiên cứu về sức khỏe, tiêu thụ lượng cà phê ở mức độ vừa phải có thể giúp giải độc gan. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều có thể gây trở ngại đến hoạt động của gan. Đặc biệt khi bạn có sử dụng thuốc giảm đau.
6. Không tốt cho thai nhi
Caffeine có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là một trong những tác hại của cà phê mà mẹ bầu cần phải lưu ý. Nếu uống quá nhiều cà phê trong thời gian mang thai có thể khiến trẻ phát triển chậm, thậm chí là nguy cơ sinh non, sảy thai.
Bên cạnh đó, caffeine còn ngăn cản quá trình rụng trứng ở nữ giới và ảnh hưởng đến quá trình có thai. Đồng thời, phụ nữ đang cho con bú cũng không nên uống cafe vì có thẻ gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ.
7. Tăng nguy cơ loãng xương
Trong cà phê có chứa hàm lượng lớn cafein, vì thế nếu uống quá nhiều có thể khiến lượng canxi đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu tăng, dẫn đến tình trạng loãng xương.
Vậy nên, nếu bạn bị loãng xương thì không nên uống quá nhiều cà phê.
8. Khiến tim đập nhanh
Triệu chứng tim đập nhanh có thể xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá nhiều cafein từ cà phê. Một số trường hợp, tim đập nhanh có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hoa mắt.
Cách duy nhất để chấm dứt tình trạng này là ngừng uống cà phê.
II. Những lưu ý khi uống cà phê
Để tránh những tác hại của cà phê có thể gây ra cho sức khỏe, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi uống cà phê.
1. Không nên uống quá nhiều với nồng độ đặc
Việc làm dụng cà phê để cải thiện sự tỉnh táo khi học tập, làm việc có thể gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh thế, việc uống cà phê đặc có thể khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao và kèm theo những triệu chứng như chân run, lo âu, sốt ruột…
2. Không nên cho nhiều đường vào cà phê
Thêm đường vào café cũng là thói quen mà bạn nên hạn chế. Bởi đường sẽ kích thích insulin hoạt động, khiến lượng đường trong máu có thể tăng cao và ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
3. Sau khi uống cà phê không được uống rượu
Hai loại đồ uống này đều chứa những chất kích thích gây ảnh hưởng đên não bộ, hệ thần kinh và có thể tăng quá trình tuần hoàn máu.
Do đó, để tránh gặp phải những tác hại của cà phê, bạn không nên uống rượu sau khi uống café.
4. Người bị bệnh tim
Uống quá nhiều cà phê còn gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tim mạch, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
Vậy nên, những người đang mắc bệnh tim mạch nên hạn chế việc uống cà phê.
5. Người bị tiêu chảy
Caffeine là chất lợi tiểu nên sẽ khiến tiểu nhiều, gây mất nước. Do đó, với những người đang bị tiêu chảy, mất nước không nên uống cafe để đảm bảo sức khỏe.
6. Người thường xuyên lo lắng ở mức độ cao
Hàm lượng cafein trong cà phê có thể gây căng thẳng, lo lắng ở một số người. Vì thế, nếu bạn thường xuyên trải qua những cơn hoảng sợ thì nên tránh hoặc giảm lượng cafe tiêu thụ.
7. Trẻ dưới 12 tuổi
Trẻ nhỏ nếu tiêu thụ quá nhiều caffein có thể dẫn đến nhịp tim tăng, gây ra tình trạng khó tập trung, căng thẳng và đau bụng. Ngoài ra, cà phê cũng có tính axit cao nên có thể làm hỏng men răng, gây sâu răng ở trẻ nhỏ.
8. Người bị trào ngược dạ dày
Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thì nên không nên uống café hoặc chuyển sang dùng cafe đã khử caffeine. Bởi caffein có thể làm nới lỏng cơ vòng thực quản dưới, khiến axit tấn tông dạ dày, thực quản và gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày.
III. Kết luận
Có thể thấy, việc làm dụng cà phê gây ra nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe. Vì thế bạn nên tiêu thụ loại đồ uống này ở mức độ vừa phải. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về tác hại của cà phê đối với sức khỏe. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bảo vệ sức khỏe của bản thân mình nhé.