Mì hay mì tôm là loại đồ ăn rất quen thuộc với người Việt, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi dễ chế biến, tiết kiệm thời gian. Thế nhưng theo nhiều nghiên cứu, ăn mì thường xuyên có thể gây ra mụn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vậy ăn mì có mập không? Chúng ta cùng giải đáp qua bài viết dưới đây của where-can-i-live nhé.
I. Giá trị dinh dưỡng của mì
Để biết được ăn mì có béo không, chúng ta cần biết được trong mì có những thành phần gì, giá trị dinh dưỡng ra sao. Thành phần chính của mì ăn liền chính là bột mì, tinh bột, muối, hương liệu, chất bảo quản… Bên trong mỗi gói mì còn có các gói gia vị như hành lá, muối, dầu ăn.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mì gói gọi khác nhau, nhưng chúng đều có thành phần dinh dưỡng nhất định. Ví dụ như trong 1 gói mì Hảo Hảo sẽ có 13g chất đéo, 6.9g chất đạm, 350 kcal. Còn gói mì Omachi bò hầm 80g sẽ có 15.8g chất béo, 7.1g chất đạm, 355 kcal…
Như vậy có thể thấy lượng chênh lệch giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền không đáng kể. Đa số hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất xơ, protein; nhiều chất béo, carbohydrate. Với lượng thành phần dinh dưỡng như này thì ăn mì có béo không?
II. Ăn mì có mập không?
Có thể thấy, việc sử dụng mì hàng ngày rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian và thích hợp với những người bận rộn. Tuy nhiên, ăn mì có mập không luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Trong mì chứa nhiều carbohydrate và hàm lượng calo cao. Nghe qua nhiều người cho rằng ăn mì sẽ khiến cân nặng tăng nhanh chóng, thế nhưng loại đồ ăn này lại rất nghèo dinh dưỡng nên ăn mì không mập.
Hơn thế, chất béo trong mì là chất béo dư thừa, không tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, ăn mì thường xuyên còn gây ngán, bỏ bữa nên càng khó để tăng cân. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều mì, sử dụng thay thế cho các bữa chính quá thường xuyên mà không kết hợp cùng các loại rau xanh, chất đạm thì khiến cơ thể mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm như:
Nóng trong người: bởi nguyên liệu chính của mì ăn liền chính là bột mì được chiên trong dầu nên rất dễ gây nóng trong nếu không dùng đúng cách.
Trong mì tôm còn chứa nhiều muối nên dễ gây ra các bệnh huyết áp, sỏi thận khi ăn nhiều thường xuyên. Đặc biệt, quá trình chiên mì còn sản sinh ra nhiều chất độc hại cho sức khỏe.
Mì tôm còn chứa nhiều bột ngọt nên có thể gây ra những hiện tượng như buồn nôn, đau ngực, nhịp tim tăng nhanh…
Mặc dù mì ăn liền không phải thủ phạm gây béo, nhưng do có lượng calo cao, ít chất xơ và đạm nên khiến người ăn nhanh đói, có cảm giác thèm ăn nhiều thứ. Đây là nguyên nhân khiến cân nặng tăng. Vì thế, nếu bạn muốn giảm cân mà vẫn thích ăn mì tôm thịt, trứng vào buổi sáng thì cả ngày chỉ được ăn thêm khoảng 700-800 calo, nếu không sẽ béo đấy.
Hơn thế, hầy hết lượng calo có trong mì ăn liền đều đến từ carbs và chất béo. Điều này có nghĩa, mì tôm là loại đồ ăn không lành mạnh vì có giá trị dinh dưỡng thấp.
III. Cách ăn mì không tăng cân
Câu hỏi ăn mì có mập không luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn mì tôm cùng với chế độ ăn uống khoa học thì việc hạn chế béo, tăng cân là hoàn toàn được. Theo đó, bạn có thể áp dụng cách ăn mì không béo dưới đây.
- Không nên ăn quá nhiều: theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn mì liên tục và quá 3 lần/tháng. Trong khi ăn, không nên dùng gói gia vị, gói mỡ có sẵn trong mì với chất béo nằm trong những gói gia vị này chiếm tới 90%. Bạn nên loại bỏ lớp tạo màu bên ngoài của mì bằng cách trần qua nước sôi trước khi nấu.
- Ăn đúng bữa: bạn có thể ăn mì vào những ngày bận rộn. Tuy nhiên, không nên ăn vào ban đêm bởi chúng có thể gây mập, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
- Hạn chế ăn mì tôm với trứng: bởi lượng calo trong trứng khá cao. Nếu bạn sử dụng cùng với mì ăn liền thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tăng lên, khiến tình trạng tăng cân xảy ra nhanh hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn cùng với các loại rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin.
IV. Những tác hại khi ăn quá nhiều mì
Chắc hẳn, với những thông tin giải đáp ăn mì có mập không trên đây nhiều người sẽ thấy việc ăn mì không tăng cân như ban đầu. Thế nhưng, nếu ăn mì thường xuyên để tiết kiệm chi phí thì có thể gây ra những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe đấy. Cụ thể là một số bệnh sau:
- Mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa: Trong mì tôm có nhiều chất phụ gia, hương liệu. Nên ăn mì thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến vị giác giảm sút. Hơn thế chúng còn tạo áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa. Điều này lâu dần sẽ gây rối loạn chức năng của dạ dày, khiến đầy hơi, đau dạ dày…
- Mắc bệnh tiểu đường, tim mạch: Những chất béo trong mì ăn liền là chất béo dư thừa, bão hòa nên có hại cho sức khỏe. Đây đều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm như cao huyết áp, đột quỵ…
- Gây ra bệnh sỏi thận: Với hàm lượng muối cao nên ăn quá nhiều mì tôm có thể gây hại cho thận. Thậm chí còn mắc sỏi thận nếu ăn trong thời gian quá dài. Bên cạnh đó, chất phosphate có trong mì nếu ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng loãng xương, răng yếu…
- Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh ung thư: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn quá nhiều mì ăn liền trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bởi thực tế, trong mì tôm có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản không được kiểm soát chất lượng nên ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, về lâu dài dẫn đến các bệnh ung thư.
- Gây tình trạng lão hóa nhanh hơn: Các thành phần chống oxy có trong mì ăn liền chỉ có tác dụng kéo dài thời gian biến mùi chứ không có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa. Vì thế, ăn mì tôm nhiều và thường xuyên sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn.
Như vậy, thắc mắc ăn mì có mập không đã được chúng tôi lý giải rất chi tiết và đầy đủ trên đây. Có thể thấy, ăn mì không khiến bạn tăng cân nếu biết cách tính toán lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày. Thế nhưng, nếu ăn nhiều mì tôm thường xuyên cùng các loại thực phẩm khác thì việc béo phì, tích mỡ là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách ăn mì sao cho hợp lý, tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Chúc các bạn khỏe mạnh.