Với những ai thường xuyên phải giao dịch với các ngân hàng nước ngoài thì mã Swift là điều không mấy xa lạ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mã Swift là gì, cũng như mã Swift các ngân hàng Việt Nam như thế nào? Vậy nên bài viết dưới đây của where-can-i-live.com chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc liên quan đến mã này. Cùng theo dõi nhé.
I. Mã Swift là gì?
Mà Swift còn có tên gọi khác là BIC, được hiểu đơn giản là mã định danh của Ngân hàng trên bản đồ ngân hàng Thế giới. Thông qua mã Swift, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra đó là ngân hàng nào hoặc bất kỳ tổ chức tài chính trên thế giới khi có nhu cầu giao dịch.
Thông thường, các mã Swift này sẽ được dùng đến khi bạn thực hiện giao dịch nước ngoài. Mã Swift thường có 8 hoặc 11 ký tự, mỗi ký tự trên mã này sẽ có ý nghĩa khác nhau như tên quốc gia, chi nhánh, tên ngân hàng…
II. Quy ước chung của mã Swift như thế nào?
Thông qua khái niệm mã Swift là gì, chúng ta có thể hiểu nôm ra rằng đây là đoạn mã định gồm nhiều ký tự và mỗi ký tự sẽ có chức năng, ý nghĩa riêng. Cụ thể như sau.
Theo quy ước, mã Swift code của ngân hàng hay tổ chức tài chính trên thế giới có dạng AAAA BB CC DD, trong đó.
- Ký tự AAAA (tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng, tổ chức tài chính). Đây chính là đặc điểm để khách hàng có thể nhận diện được ngân hàng, phân biệt tổ chức tài chính với ngân hàng. Các kỳ tự ở vị trí này được dùng chữ từ A-Z, không được sử dụng số.
- Ký tự BB (tên viết tắt tiếng Anh của quốc gia ngân hàng đó). Theo đó, hai ký tự này sẽ được sử dụng theo chuẩn ISO 3166-1 Alpha-2. Đối với những ngân hàng tại Việt Nam thì ký tự BB này luôn luôn là VN. Do đó, nếu nhìn vào mã Swift mà thấy vị trí 5,6 có 2 ký tự thì đó chính là ngân hàng ở Việt Nam.
- Ký tự CC: được sử dụng cả số lẫn chữ, dùng để nhận diện địa phương.
- Ký tự DDD: dùng để nhận diện ngân hàng, chi nhánh ngân hàng. Được dùng cả số lẫn chữ.
III. Chức năng của mã Swift code là gì?
Khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền/nhận tiền quốc tế thì mã Swift là yếu tố bắt buộc. Bởi mã code này giúp bạn xác định được ngân hàng cần gửi là ngân hàng nào, quốc gia nào, chi nhánh, địa chỉ cụ thể. Vậy chức năng chính của mã Swift là gì? Đó là:
- Nếu trong quá trình giao dịch tiền có xảy ra sai sót thì mã Swift sẽ giúp khách hàng trình báo với ngân hàng để được hỗ trợ.
- Mã Swift là thông tin bảo mật giúp bạn thực hiện thanh toán thành công khi mua hàng qua các trang thương mại điện tử quốc tế hiện nay.
- Không chỉ có chức năng là mã định danh của các ngân hàng, mã Swift còn có những ý nghĩa khác, như:
- Giúp quá trình giao dịch tại các ngân hàng được đảm bảo an toàn.
- Việc định danh ngân hàng còn giúp hệ thống xử lý nhiều giao dịch trong cùng 1 thời điểm.
- So với việc chuyển khoản trước đây thì khi sử dụng mã Swift sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí.
- Mã Swift ngân hàng tạo nên chuẩn mức chung mà mọi ngân hàng trên thế giới đều phải tuân theo.
- Việc kết nối các ngân hàng với nhau thông qua mã Swift giúp tạo nên cộng đồng ngân hàng thống nhất, đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
- Tất cả các ngân hàng sử dụng mã Swift tạo nên sự nhất quán.
III. Swift code khác với Bankcode thế nào?
Thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa Swift code và Bankcode nhưng trên thực tế thì khái khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bankcode là mã giao dịch được sử dụng trong phạm vi quốc gia đó, cụ thể là Việt Nam và không có quy ước đặt tên cụ thể nào, điều này hoàn toàn do ngân hàng linh hoạt thay đổi bằng cách thêm hoặc bớt ký tự.
- Mã bankcode tại Việt Nam do Ngân hàng Trung Ương hoặc cơ quan giám sát ngân hàng Trung ương cung cấp. Mã này cũng bao gồm 8 ký tự được viết liền nhau, mỗi chính nhánh của ngân hàng có thể có Bankcode giống hoặc khác nhau.
Qua đó, có thể thấy điểm khác nhau giữa Swift code và Bankcode như sau:
- Phạm vi sử dụng: Bankcode sử dụng tại Việt Nam; Swift code sử dụng phạm vi quốc tế.
- Đơn vị giám sát: Bankcode là do Ngân hàng Trung ương hoặc Cơ quan giám sát Ngân hàng Trung ương cung cấp; Mã Swift code là do tổ chức Swift cung cấp.
- Quy ước đặt tên: Bankcode không có quy ước cụ thể; còn mã Swift code có quy ước chung.
IV. Danh sách mã Swift các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam
Sau khi đã giúp các bạn hiểu được mã Swift là gì, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số mã Swift code các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam như sau.
- Ngân hàng Vietcombank có mã Swift code là: BFTVVNVX
- Ngân hàng Agribank có mã Swift code là VBAAVNVX
- Ngân hàng VietinBank có mã Swift code là ICBVVNVX
- Ngân hàng BIDV có mã Swift code là BIDVVNVX
- Ngân hàng Sacombank có mã Swift code là SGTTVNVX
- Ngân hàng Techcombank có mã Swift code là VTCBVNVX
- Ngân hàng MBBank có mã Swift code là MSCBVNVX
- Ngân hàng ACB có mã Swift code là ASCBVNVX
- Ngân hàng Eximbank có mã Swift code là EBVIVNVX
- Ngân hàng HD Bank có mã Swift code là HDBCVNVX
- Ngân hàng OCB có mã Swift code là ORCOVNVX
- Ngân hàng PvcomBank có mã Swift code là WBVNVNVX
- Ngân hàng SaigonBank có mã Swift code là SBITVNVX
- Ngân hàng SHB có mã Swift code là SHBAVNVX
- Ngân hàng TPBank có mã Swift code là TPBVVNVX
- Ngân hàng VIB có mã Swift code là TPBVVNVX
- Ngân hàng HSBC có mã Swift code là HSBCVNVX
- Ngân hàng Citibank có mã Swift code là CITIVNVX
- Ngân hàng VPBank có mã Swift code là VPBKVNVX
- Ngân hàng SCB có mã Swift code là SACLVNVX
- Ngân hàng PGBank có mã Swift code là PGBLVNVX
- Ngân hàng Bắc Á Bank có mã Swift code là NASCVNVX
- Ngân hàng MaritimeBank có mã Swift code là MCOBVNVX
Qua những Swift code các ngân hàng Việt Nam trên đây, có thể thấy đối với ngân hàng Việt Nam thì bạn không cần quan tâm đến mã chi nhánh, chỉ cần sử dụng Swift code từng ngân hàng là được.
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn hiểu được khái niệm mã Swift là gì cũng như chức năng, ý nghĩa. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tài chính, ngân hàng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.